Buổi vẽ tranh graffiti tại dinh thự Tổng lãnh sự Pháp

Buổi vẽ tranh graffiti tại dinh thự Tổng lãnh sự Pháp
Buổi vẽ tranh graffiti tại dinh thự Tổng lãnh sự Pháp

Buổi vẽ tranh được tổ chức ở khuôn viên dinh thự Tổng lãnh sự Pháp, nơi pha trộn nét kiến trúc cổ kính và hiện đại. Sự kiện quy tụ Nguyễn Tấn Lực, Lê Nhật Huy, Trang Nhơn Khoa, Đinh Nhật Khang, Lưu Đoàn Duy Linh, Vương Nhất Thuận. Tất cả vào vòng chung kết Tài năng trẻ Saigon Urban Arts 2021 – cuộc thi nghệ thuật đường phố đầu tiên tại TP HCM. Ngoài ra, có hai nghệ sĩ khách mời Suby One và Daos501.

*Các tác phẩm graffiti tại sự kiện

Trong ngày 24 và 25/4, mỗi người chọn một chủ đề để sáng tạo tác phẩm, kích thước 2 x 3m, minh họa mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc. Lê Nhật Huy – nghệ danh Kleur – chọn chủ đề giáo dục. Anh nói: “Tôi vẽ bàn làm việc của mình. Khi lướt mạng, tôi nhận ra nhiều trẻ em trên thế giới có hoàn cảnh có khăn nhưng cố gắng học tập, theo đuổi ước mơ. Tranh khắc họa quả địa cầu đặt cạnh máy tính bày tỏ khát vọng phổ cập giáo dục toàn cầu”. Anh cho biết đã vẽ graffiti 11 năm, lần đầu vẽ chủ đề này, trước đây, chủ yếu theo đề tài hip-hop. Anh lên ý tưởng cho tác phẩm trong 20 ngày, vẽ bằng sơn xịt, sơn nước và sơn acrylic.

Sáng 24/4, khán giả có mặt từ sớm xem nghệ sĩ Kleur biểu diễn graffiti. Các tác phẩm hoàn thiện được trưng bày dọc tường Dinh thự Tổng lãnh sự Pháp, quận 1, từ ngày 26/4 đến 26/7, sau đó trưng bày tại nhiều thành phố trong nước. Ảnh: Đạt Vũ.
Sáng 24/4, khán giả có mặt từ sớm xem nghệ sĩ Kleur biểu diễn graffiti. Các tác phẩm hoàn thiện được trưng bày dọc tường Dinh thự Tổng lãnh sự Pháp, quận 1, từ ngày 26/4 đến 26/7, sau đó trưng bày tại nhiều thành phố trong nước. Ảnh: Đạt Vũ.

Nguyễn Tấn Lực – nghệ danh Cresk – chọn chủ đề phát triển cộng đồng bền vững. Anh nói: “Trên nền những khối bê tông biểu tượng cho cuộc sống hiện đại, hình ảnh cô gái đội nón lá, cầm bông sen thể hiện sức sống bền bỉ của phụ nữ, văn hóa Việt. Bảo tồn văn hóa là yếu tố quan trọng để phát triển cộng đồng bền vững”. Anh cho biết tham gia sự kiện để được giám khảo có chuyên môn đánh giá, từ đó cải thiện kỹ năng bản thân. Anh muốn graffiti được công chúng biết đến rộng rãi.

Nghệ sĩ Cresk hoàn thiện tranh. Ảnh: Đạt Vũ
Nghệ sĩ Cresk hoàn thiện tranh. Ảnh: Đạt Vũ

Bui Trang Suby – nghệ danh Suby One – người Pháp gốc Việt – cho biết tìm hiểu graffiti từ năm 1992 đến nay, và vẽ nhiều ở ga tàu điện ngầm tại Paris, Pháp. Theo anh, graffiti có từ thời cổ đại, được thể hiện trong hang động bằng các nét khắc. Hiện nay, tác phẩm graffiti được viết hoặc vẽ trên những bề mặt bất kỳ, chủ yếu sử dụng bình xịt… Theo Thevintagenews, phong cách graffiti hiện đại bắt đầu ở Philadelphia, Mỹ, đầu năm 1960, sau đó, loại hình này phát triển ở nhiều thành phố tại Mỹ vả châu Âu, cũng như phổ biến trên thế giới.

Khán giả vẽ graffiti dưới sự hướng dẫn của nghệ sĩ khách mời Suby One. Ảnh: Đạt Vũ.
Khán giả vẽ graffiti dưới sự hướng dẫn của nghệ sĩ khách mời Suby One. Ảnh: Đạt Vũ.

Ông Vincent Floreani – Tổng Lãnh sự Pháp tại TP HCM – nói mong muốn phối hợp với các đơn vị, tổ chức nhiều sự kiện để TP HCM có thể trở thành điểm đến mới về nghệ thuật đường phố tại châu Á.

Sự kiện Jam – Vietnam Urban Arts 2021 do Viện Pháp tại Việt Nam tổ chức. Ban giám khảo gồm bà Frédérique Horn – giám đốc Viện Pháp tại TP HCM, bà Nguyễn Ngọc Lan – viện trưởng Viện trao đổi Văn hóa với Pháp, ông Nguyễn Văn Minh – hiệu trưởng Đại học Mỹ thuật TP HCM… Bên cạnh đó, khán giả có thể bầu chọn cho các họa sĩ bằng hình thức online. Ban giám khảo sẽ chọn ba người tham dự lễ hội về nghệ thuật đường phố diễn ra tháng 11 tại TP HCM, đài thọ chi phí cho hai người lưu trú sáng tác tại Lyon, Pháp trong 15 ngày.

Theo Thu Thảo – Thanh Tuyền – Vnexpress

Bài viết liên quan

    Bình Luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Xem nhiều

Tỷ giá & Giá Vàng